Bảo trì và bảo dưỡng máy tự động hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình sử dụng các loại máy móc, thiết bị tự động hóa, Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp máy móc hoạt động trơn tru và hiệu quả, bên cạnh đó giúp phát hiện và sửa chữa sớm các sự cố, kéo dài tuổi thọ máy móc.
Vậy chúng ta nên bảo trì và bảo dưỡng máy tự động hóa như thế nào? Có những lưu ý quan trọng gì trong bảo trì và bảo dưỡng máy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Bảo trì, bảo dưỡng có khác nhau hay không?
Bảo trì và bảo dưỡng là hai khái niệm tưởng chừng giống nhưng lại có những điểm khác biệt.
Bảo trì |
Bảo dưỡng |
Là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt của máy móc, thiết bị thông qua việc kiểm tra thường xuyên và khắc phục các sự cố. Bảo trì thường được thực hiện theo kế hoạch định kỳ. |
Là tập hợp các hoạt động nhằm sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng để kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị. Bảo dưỡng không cần phải thực hiện thường xuyên mà chỉ cần thực hiện khi cần thiết hoặc theo một lịch trình. |
Tổng chi phí bảo trì máy móc, thiết sẽ thường cao hơn quy trình bảo dưỡng do quá trì bảo trì được thực hiện với tần suất thường xuyên hơn bảo dưỡng và cần phải sửa chữa và thay thế linh kiện.
Bảo trì và Bảo dưỡng
2. Những lợi ích to lớn của việc bảo trì vào bảo dưỡng máy tự động hóa
- Kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị: Việc bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên hoặc theo lịch trình, định kỳ sẽ phát hiện và sửa chữa sự cố kịp thời, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của máy móc giúp tăng thời gian sử dụng của máy móc, thiết bị.
- Nâng cao năng suất: Bảo trì và bảo dưỡng máy sẽ giúp máy hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn do hỏng hóc, sự cố xảy ra trong quá trình vận hành sẽ giúp tăng tốc độ sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn: Bảo trì và bảo dưỡng máy sẽ giúp phát hiện và thay thế những linh kiện bị hao mòn, hư hỏng sẽ hạn chế được rủi ro, tai nạn lao động cho những người vận hành máy móc, thiết bị.
- Giảm thời gian ngừng máy: Bảo trì và bảo dưỡng máy theo định kỳ vào thời gian thích hợp thay thế sửa chữa máy giúp máy móc không bị hư hỏng quá nặng dẫn đến thời gian sửa chữa, bảo dưỡng máy trong thời gian dài.
- Giảm chi phí: Bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên giúp phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời không làm hư hại các linh kiện xung quanh, hoặc hạn chế được trường hợp xấu nhất là phải mua mới.
Lợi ích của việc bảo trì vào bảo dưỡng máy móc
3. Những phương pháp bảo trì, bảo dưỡng máy phổ biến được áp dụng trong các nhà máy, xí nghiệp.
- Bảo trì định kỳ: Phương pháp này là việc lập lịch trình thay thế các chi tiết máy dựa trên thông số, hướng dẫn và tình trạng sử dụng của máy, thường được áp dụng trong các nhà máy, xí nghiệp có xưởng bảo trì chuyên dụng và sử dụng phần mềm quản trị bảo trì (CMMS) để theo dõi và quản lý lịch trình bảo trì. Phương pháp này đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc, tuy nhiên sẽ tốn chi phí cho việc thay thế định kỳ, dù một số chi tiết vẫn còn hoạt động tốt.
- Sửa chữa sau khi máy hỏng: Phương pháp này được thực hiện chỉ sau khi máy gặp sự cố, hư hỏng, về lâu dài thì khá tốn kém chi phí. Thường áp dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ. Sửa chữa sau khi máy hỏng sẽ giúp tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả hoạt động cũng như sẽ có tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn khi không được xem xét sửa chữa thường xuyên.
- Bảo trì theo tình trạng máy: Phương pháp này là một phương pháp tối ưu cho các nhà máy đòi hỏi tính an toàn và phải hoạt động liên tục khi áp dụng kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ để đánh giá tình trạng của máy. Sử dụng các công nghệ tiên tiến như giám sát rung động, phân tích dầu nhớt,...Sử dụng phương pháp này sẽ tối ưu hóa hiệu quả bảo trì, giảm thiểu chi phí, nâng cao độ tin cậy của máy móc tuy nhiên yêu cầu đầu tư vào công nghệ và nhân lực chuyên môn cao.
Lựa chọn phương pháp bảo trì phù hợp căn cứ vào loại máy móc, quy mô sản xuất, ngân sách và yêu cầu về độ an toàn. Hoặc bạn có thể kết hợp các phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu.
4. Các bước thiết kế trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy tự động hóa
Để đảm bảo các máy móc, thiết bị hoạt động trơn tru và hiệu quả, việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước cần phải có trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ
Mục tiêu của bảo trì, bảo dưỡng máy là giúp máy hoạt động tốt, tiết kiệm được chi phí do cho những sự cố không đang có, vì vậy để việc bảo trì, bảo dưỡng không bị gián đoạn, bạn cần lập lịch trình trình kiểm tra và bảo dưỡng các linh kiện quan trọng như bộ lọc, dây đai, vòng, bi, van,...theo thời gian cố định. Sử dụng sổ tay hướng dẫn của nhà sản xuất để xác định các bộ phận cần kiểm tra và tần suất kiểm tra. Và ghi chép cẩn thận kết quả kiểm tra và thực hiện bảo dưỡng theo khuyến nghị.
- Làm sạch và bảo dưỡng
Sau một thời gian sử dụng, bạn cần làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, dầu thải và cặn bám trên máy móc để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tránh tắc nghẽn. Hãy sử dụng các dụng cụ phù hợp và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch máy móc an toàn và hiệu quả. Đồng thời bôi trơn, tra dầu, mỡ các bộ phận chuyển động theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
- Thay thế linh kiện
Trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng phát hiện các linh kiện bị hao mòn, hư hỏng hoặc hết tuổi thọ, cần thay thế bằng phụ tùng chính hãng để đảm bảo hiệu suất và độ bền. Lưu trữ và bảo quản linh kiện thay thế đúng cách giúp đảm bảo chất lượng của máy móc.
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng
- Vệ sinh hệ thống làm mát
Quá trình máy móc, thiết bị chạy sẽ dẫn đến ma sát, nhiệt tăng cao có thể gây nóng máy, hư hỏng, chập cháy. Bạn cần vệ sinh quạt, lưới tản nhiệt và các bộ phận khác của hệ thống làm mát định kỳ, kiểm tra và thay thế dung dịch làm mát khi cần thiết để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả tránh quá nhiệt dẫn đến hư hỏng máy móc.
- Kiểm tra hệ thống điện và điện tử
Đo điện áp, dòng điện và kiểm tra các kết nối điện giúp pháp hiện các vấn đề tiền ẩn, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận điện bị hỏng hoặc lão hóa để đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định.
- Sử dụng công nghệ giám sát
Công nghệ ngày càng phát triển do đó trong các máy móc, thiết bị đều được trang bị cảm biến và hệ thống giám sát để theo dõi hiệu suất và trạng thái của máy móc. Phân tích dữ liệu thu thập được để dự đoán các vấn đề tiềm ẩn và thực hiện bảo trì dự phòng. Sử dụng các phần mềm quản lý để theo dõi lịch trình bảo trì và các thông tin liên quan đến máy móc.
- Bảo trì dự đoán
Áp dụng các kỹ thuật bảo trì dự đoán như phân tích dầu nhớt, phân tích rung động, phân tích dữ liệu vận hành,... để dự đoán thời điểm cần bảo trì. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng trước khi xảy ra sự cố giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn sản xuất.
5. Kinh nghiệm trong bảo trì, bảo dưỡng máy tự động hóa
- Xác định biện pháp bảo trì phù hợp
Mỗi máy tự động trong cơ sở sản xuất của bạn sẽ yêu cầu kiểm tra bảo trì phòng ngừa khác nhau dựa trên thiết kế và chức năng của nó. Hãy hỏi nhà cung cấp thiết bị của bạn và/hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng dịch vụ của bạn để hiểu chính xác nhiệm vụ nào có lợi cho nhu cầu máy của bạn.
- Lập lịch bảo trì phòng ngừa
Bạn cần lập kế hoạch kiểm tra định kỳ để duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Lên lịch các nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng, đặc biệt là những nhiệm vụ cần thời gian ngừng hoạt động, vào giờ nghỉ hoặc thời điểm sản xuất thấp. Tần suất bảo trì phụ thuộc vào nhiệm vụ và mức độ sử dụng máy.
- Duy trì kho phụ tùng thay thế
Các nhà máy, xí nghiệp nên dự trữ các bộ phận hao mòn thường xuyên để tránh sự chậm trễ do thiếu phụ tùng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để mua, dự trữ những phụ tùng cần thiết được đề xuất cho mỗi máy.
Kinh nghiệm trong bảo trì, bảo dưỡng
- Tạo văn hóa trách nhiệm
Doanh nghiệp cần xác định người hoặc nhóm chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ bảo trì. Ghi chép lại các lần kiểm tra bảo trì để đảm bảo trách nhiệm giải trình.
- Cam kết bảo trì phòng ngừa
Lãnh đạo công ty cần cam kết thực hiện bảo trì phòng ngừa thường xuyên. Bảo trì phòng ngừa giúp tiết kiệm chi phí, tăng tuổi thọ máy móc và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
6. Lựa chọn đơn vị uy tín trong bảo trì và bảo dưỡng máy tự động hóa thế nào?
Bảo trì và bảo dưỡng máy là một trong những khâu quan trọng giúp các loại máy móc, thiết bị hoạt động tốt với mức chi phí thấp. Và việc lựa chọn đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy cũng giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm chi phí, yên tâm bảo dưỡng máy tự động hóa.
HTV Việt Nam là một nhà cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy tự động hóa uy tín mà bạn có thể tham khảo. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa, cùng với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, không ngừng nỗ lực học hỏi để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI HTV VIỆT NAM
Chuyên cung cấp các máy móc, thiết bị và robot tự động hóa trong các nhà máy sản xuất lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và tự động hóa.
🏭Địa chỉ: Tuyến số 2, khu công nghiệp Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
☎︎Hotline: 024 8588 3625 Email: htvtools@gmail.com
🌐Website: htvtools.com, robotcongnghiep.com.vn, pogopin.com.vn